$pageIn
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN
VỀ BIẾN ĐỔI LŨY THỪA VÀ LÔGARIT
$pageOut
$pageIn
$pageOut
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN
VỀ BIẾN ĐỔI LŨY THỪA VÀ LÔGARIT
1. Biến đổi lũy thừa
Sử dụng các công thức của phép biến đổi lũy thừa.
Ví dụ 1: Biến đổi
các biểu thức sau về dạng lũy thừa của một số thực.
$A=\dfrac{32\sqrt[3]{0,25}}{{{4}^{\frac{2}{7}}}\sqrt[5]{0,5}}$;
$B=\dfrac{{{\left( 0,04 \right)}^{\frac{1}{5}}}.\sqrt{10}}{125\sqrt[4]{20}}$.
Hướng dẫn giải:
Với biểu thức A, ta biến đổi về cơ số 2.
Ta có $32={{2}^{5}};0,25=\dfrac{1}{4}={{2}^{-2}};0,5=\dfrac{1}{2}={{2}^{-1}};4={{2}^{2}}$.
Suy ra $A=\dfrac{{{2}^{5}}.{{\left( 0,25
\right)}^{\frac{1}{3}}}}{{{\left( {{2}^{2}} \right)}^{\frac{2}{7}}}.{{\left(
0,5 \right)}^{\frac{1}{5}}}}=\dfrac{{{2}^{5}}.{{\left( {{2}^{-2}}
\right)}^{\frac{1}{3}}}}{{{\left( {{2}^{2}} \right)}^{\frac{2}{7}}}.{{\left(
{{2}^{-1}} \right)}^{\frac{1}{5}}}}=\dfrac{{{2}^{5}}{{.2}^{\left( -2
\right).\frac{1}{3}}}}{{{2}^{2.\frac{2}{7}}}{{.2}^{\left( -1
\right).\frac{1}{5}}}}$
$A=\dfrac{{{2}^{5+\left( -\frac{2}{3}
\right)}}}{{{2}^{\frac{4}{7}+\left( -\frac{1}{5} \right)}}}=\dfrac{{{2}^{\frac{13}{3}}}}{{{2}^{\frac{13}{35}}}}={{2}^{\dfrac{13}{3}-\dfrac{13}{35}}}={{2}^{\dfrac{416}{105}}}$
Với biểu thức B, chú ý rằng $0,04=\dfrac{1}{25}={{5}^{-2}};\,125={{5}^{3}}$;
$\sqrt{10}={{10}^{\dfrac{1}{2}}}={{\left( 5.2 \right)}^{\dfrac{1}{2}}}={{5}^{\dfrac{1}{2}}}{{.2}^{\dfrac{1}{2}}};\,\sqrt[4]{20}={{20}^{\dfrac{1}{4}}}={{\left(
{{2}^{2}}.5 \right)}^{\frac{1}{4}}}={{2}^{\frac{1}{2}}}{{.5}^{\frac{1}{4}}}$.
Đáp số: $B={{5}^{-\dfrac{43}{20}}}$.
Ví dụ 2: Biến đổi
các biểu thức sau về dạng lũy thừa của một số thực.
$A=\sqrt[3]{2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}}$; $B=\sqrt[3]{9\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}}$
Hướng dẫn giải:
Với biểu thức A, ta có $\sqrt[5]{16}=\sqrt[5]{{{2}^{4}}}={{2}^{\dfrac{4}{5}}};\,\sqrt{2}={{2}^{\dfrac{1}{2}}}$.
Suy ra $2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}={{2.2}^{\dfrac{4}{5}}}{{.2}^{\dfrac{1}{2}}}={{2}^{1+\dfrac{4}{5}+\dfrac{1}{2}}}={{2}^{\dfrac{23}{10}}}$.
Từ đó, ta có $A=\sqrt[3]{2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}}=\sqrt[3]{{{2}^{\dfrac{23}{10}}}}={{\left(
{{2}^{\dfrac{23}{10}}} \right)}^{\dfrac{1}{3}}}={{2}^{\dfrac{23}{10}.\dfrac{1}{3}}}={{2}^{\dfrac{23}{30}}}$.
Với biểu thức B, ta để ý: $\sqrt{3}={{3}^{\dfrac{1}{2}}};9={{3}^{2}};\,81={{3}^{4}}$.
Do đó $3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}=3.\sqrt[3]{{{3}^{4}}}{{.3}^{\dfrac{1}{2}}}={{3.3}^{\dfrac{4}{3}}}{{.3}^{\dfrac{1}{2}}}={{3}^{1+\dfrac{4}{3}+\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{6}}}$.
Suy ra $\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}=\sqrt{{{3}^{\dfrac{17}{6}}}}={{\left(
{{3}^{\dfrac{17}{6}}} \right)}^{\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{6}.\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{12}}}$
$B=\sqrt[3]{9\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}}=\sqrt[3]{{{3}^{2}}{{.3}^{\dfrac{17}{12}}}}=\sqrt[3]{{{3}^{2+\dfrac{17}{12}}}}=\sqrt[3]{{{3}^{\dfrac{41}{12}}}}={{\left(
{{3}^{\dfrac{41}{12}}} \right)}^{\dfrac{1}{3}}}={{3}^{\dfrac{41}{12}.\dfrac{1}{3}}}={{3}^{\dfrac{41}{36}}}$.
$pageIn
2. So sánh các lũy
thừa, lôgarit.
Một số lưu ý:
2.1 Để so sánh hai
lũy thừa cùng cơ số ta dùng tính
chất:
$a>1;x>y\Rightarrow {{a}^{x}}>{{a}^{y}}$ hoặc $0<a<1;x>y\Rightarrow
{{a}^{x}}<{{a}^{y}}$.
Hoặc sử dụng tính biến thiên của hàm số mũ $y={{a}^{x}}$.
2.2 Để so sánh hai
lũy thừa khác cơ số (cùng số mũ)
ta dùng tính biến thiên của hàm số lũy thừa $y={{x}^{\alpha }}$.
Hàm số này tăng trên $\left( 0;+\infty \right)$ khi $\alpha >0$ và giảm khi $\alpha
<0$.
2.3 Để so sánh hai
lôgarit cùng cơ số ta dùng tính biến thiên của hàm số lôgarit $y={{\log
}_{a}}x$.
Hàm số này tăng trên $\left( 0;+\infty \right)$ khi $a>1$ và giảm khi $0<a<1$.
2.4 Nếu hàm số $y=f\left( x \right)$ tăng trên khoảng D.
Khi đó, với ${{x}_{1}};{{x}_{2}}\in D$ và ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}$
ta có $y\left( {{x}_{1}} \right)<y\left( {{x}_{2}} \right)$.
Nếu hàm số $y=f\left( x \right)$ giảm trên khoảng D.
Khi đó, với ${{x}_{1}};{{x}_{2}}\in D$ và ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}$
ta có $y\left( {{x}_{1}} \right)>y\left( {{x}_{2}} \right)$.
Ví dụ 3: So sánh
các số sau:
a) ${{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,25}}$ và ${{\left(
\dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,24}}$; b)
${{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,12}}$ và ${{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2}
\right)}^{-0,13}}$;
c) ${{\left( 0,121 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$ và ${{\left(
0,12 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$; d) ${{\left(
2012 \right)}^{-\dfrac{1}{2,1}}}$ và ${{\left( 2013 \right)}^{-\dfrac{1}{2,1}}}$;
e) ${{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,45 \right)$ và ${{\log
}_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,44 \right)$; f)
${{\log }_{\dfrac{9}{{{\pi }^{2}}}}}\left( 1,45 \right)$ và ${{\log }_{\dfrac{9}{{{\pi
}^{2}}}}}\left( 1,46 \right)$.
Hướng dẫn giải:
Câu a và câu b là so sánh hai lũy thừa cùng cơ số.
a) Cơ số $\dfrac{3}{\pi }<1$ và $1,25>1,24$, suy ra ${{\left(
\dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,25}}<{{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,24}}$.
b) Cơ số $\dfrac{\sqrt{5}}{2}>1$ và $-0,12>-0.13$ nên ${{\left(
\dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,12}}>{{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2}
\right)}^{-0,13}}$.
Câu c và d là so sánh hai lũy thừa khác cơ số (cùng số mũ).
c) Xét hàm số $y={{x}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$.
Vì số mũ $\alpha =-\dfrac{\pi }{2}<0$ nên hàm số giảm
trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$.
Với ${{x}_{1}}=0,121;{{x}_{2}}=0,12$ ta có ${{x}_{1}}>{{x}_{2}}$.
Suy ra $y\left( {{x}_{1}} \right)<y\left( {{x}_{2}}
\right)$ (vì hàm số giảm).
$\Rightarrow {{\left( {{x}_{1}} \right)}^{-\dfrac{\pi
}{2}}}<{{\left( {{x}_{2}} \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}\Rightarrow {{\left(
0,121 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}<{{\left( 0,12 \right)}^{-\dfrac{\pi
}{2}}}$.
d) Làm tương tự câu c.
Câu e, f là so sánh hai lôgarit cùng cơ số.
e) Xét hàm số $y={{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}x$.
Cơ số $a=\dfrac{\pi }{2}>1$ nên hàm số tăng trên khoảng $\left(
0;+\infty \right)$.
Với ${{x}_{1}}=1,45;{{x}_{2}}=1,44$ ta có ${{x}_{1}}>{{x}_{2}}$.
Suy ra $y\left( {{x}_{1}} \right)>y\left( {{x}_{2}}
\right)$ (vì hàm số tăng).
$\Rightarrow {{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}{{x}_{1}}>{{\log
}_{\dfrac{\pi }{2}}}{{x}_{2}}\Rightarrow {{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,45
\right)>{{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,44 \right)$
f) Làm tương tự câu e.
$pageOut
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy đăng nhận xét , góp ý của bạn ở đây.