Bài tập về lũy thừa, lôgarit (cơ bản)

$pageIn PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI LŨY THỪA VÀ LÔGARIT 1. Biến đổi lũy thừa Sử dụng các công thức của ...

$pageIn
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN
VỀ BIẾN ĐỔI LŨY THỪA VÀ LÔGARIT

1. Biến đổi lũy thừa
Sử dụng các công thức của phép biến đổi lũy thừa.
Ví dụ 1: Biến đổi các biểu thức sau về dạng lũy thừa của một số thực.
$A=\dfrac{32\sqrt[3]{0,25}}{{{4}^{\frac{2}{7}}}\sqrt[5]{0,5}}$; $B=\dfrac{{{\left( 0,04 \right)}^{\frac{1}{5}}}.\sqrt{10}}{125\sqrt[4]{20}}$.
Hướng dẫn giải:
Với biểu thức A, ta biến đổi về cơ số 2.
Ta có $32={{2}^{5}};0,25=\dfrac{1}{4}={{2}^{-2}};0,5=\dfrac{1}{2}={{2}^{-1}};4={{2}^{2}}$.
Suy ra $A=\dfrac{{{2}^{5}}.{{\left( 0,25 \right)}^{\frac{1}{3}}}}{{{\left( {{2}^{2}} \right)}^{\frac{2}{7}}}.{{\left( 0,5 \right)}^{\frac{1}{5}}}}=\dfrac{{{2}^{5}}.{{\left( {{2}^{-2}} \right)}^{\frac{1}{3}}}}{{{\left( {{2}^{2}} \right)}^{\frac{2}{7}}}.{{\left( {{2}^{-1}} \right)}^{\frac{1}{5}}}}=\dfrac{{{2}^{5}}{{.2}^{\left( -2 \right).\frac{1}{3}}}}{{{2}^{2.\frac{2}{7}}}{{.2}^{\left( -1 \right).\frac{1}{5}}}}$
$A=\dfrac{{{2}^{5+\left( -\frac{2}{3} \right)}}}{{{2}^{\frac{4}{7}+\left( -\frac{1}{5} \right)}}}=\dfrac{{{2}^{\frac{13}{3}}}}{{{2}^{\frac{13}{35}}}}={{2}^{\dfrac{13}{3}-\dfrac{13}{35}}}={{2}^{\dfrac{416}{105}}}$
Với biểu thức B, chú ý rằng $0,04=\dfrac{1}{25}={{5}^{-2}};\,125={{5}^{3}}$;
$\sqrt{10}={{10}^{\dfrac{1}{2}}}={{\left( 5.2 \right)}^{\dfrac{1}{2}}}={{5}^{\dfrac{1}{2}}}{{.2}^{\dfrac{1}{2}}};\,\sqrt[4]{20}={{20}^{\dfrac{1}{4}}}={{\left( {{2}^{2}}.5 \right)}^{\frac{1}{4}}}={{2}^{\frac{1}{2}}}{{.5}^{\frac{1}{4}}}$.
Đáp số: $B={{5}^{-\dfrac{43}{20}}}$.
Ví dụ 2: Biến đổi các biểu thức sau về dạng lũy thừa của một số thực.
$A=\sqrt[3]{2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}}$; $B=\sqrt[3]{9\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}}$
Hướng dẫn giải:
Với biểu thức A, ta có $\sqrt[5]{16}=\sqrt[5]{{{2}^{4}}}={{2}^{\dfrac{4}{5}}};\,\sqrt{2}={{2}^{\dfrac{1}{2}}}$.
Suy ra $2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}={{2.2}^{\dfrac{4}{5}}}{{.2}^{\dfrac{1}{2}}}={{2}^{1+\dfrac{4}{5}+\dfrac{1}{2}}}={{2}^{\dfrac{23}{10}}}$.
Từ đó, ta có $A=\sqrt[3]{2\sqrt[5]{16}.\sqrt{2}}=\sqrt[3]{{{2}^{\dfrac{23}{10}}}}={{\left( {{2}^{\dfrac{23}{10}}} \right)}^{\dfrac{1}{3}}}={{2}^{\dfrac{23}{10}.\dfrac{1}{3}}}={{2}^{\dfrac{23}{30}}}$.
Với biểu thức B, ta để ý: $\sqrt{3}={{3}^{\dfrac{1}{2}}};9={{3}^{2}};\,81={{3}^{4}}$.
Do đó $3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}=3.\sqrt[3]{{{3}^{4}}}{{.3}^{\dfrac{1}{2}}}={{3.3}^{\dfrac{4}{3}}}{{.3}^{\dfrac{1}{2}}}={{3}^{1+\dfrac{4}{3}+\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{6}}}$.
Suy ra $\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}=\sqrt{{{3}^{\dfrac{17}{6}}}}={{\left( {{3}^{\dfrac{17}{6}}} \right)}^{\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{6}.\dfrac{1}{2}}}={{3}^{\dfrac{17}{12}}}$
$B=\sqrt[3]{9\sqrt{3\sqrt[3]{81}.\sqrt{3}}}=\sqrt[3]{{{3}^{2}}{{.3}^{\dfrac{17}{12}}}}=\sqrt[3]{{{3}^{2+\dfrac{17}{12}}}}=\sqrt[3]{{{3}^{\dfrac{41}{12}}}}={{\left( {{3}^{\dfrac{41}{12}}} \right)}^{\dfrac{1}{3}}}={{3}^{\dfrac{41}{12}.\dfrac{1}{3}}}={{3}^{\dfrac{41}{36}}}$.

$pageOut
$pageIn

2. So sánh các lũy thừa, lôgarit.
Một số lưu ý:
2.1 Để so sánh hai lũy thừa cùng cơ số ta dùng tính chất:
$a>1;x>y\Rightarrow {{a}^{x}}>{{a}^{y}}$ hoặc $0<a<1;x>y\Rightarrow {{a}^{x}}<{{a}^{y}}$.
Hoặc sử dụng tính biến thiên của hàm số mũ $y={{a}^{x}}$.
2.2 Để so sánh hai lũy thừa khác cơ số (cùng số mũ) ta dùng tính biến thiên của hàm số lũy thừa $y={{x}^{\alpha }}$.
Hàm số này tăng trên $\left( 0;+\infty  \right)$ khi $\alpha >0$ và giảm khi $\alpha <0$.
2.3 Để so sánh hai lôgarit cùng cơ số ta dùng tính biến thiên của hàm số lôgarit $y={{\log }_{a}}x$.
Hàm số này tăng trên $\left( 0;+\infty  \right)$ khi $a>1$ và giảm khi $0<a<1$.
2.4 Nếu hàm số $y=f\left( x \right)$ tăng trên khoảng D.
Khi đó, với ${{x}_{1}};{{x}_{2}}\in D$ và ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}$ ta có $y\left( {{x}_{1}} \right)<y\left( {{x}_{2}} \right)$.
Nếu hàm số $y=f\left( x \right)$ giảm trên khoảng D.
Khi đó, với ${{x}_{1}};{{x}_{2}}\in D$ và ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}$ ta có $y\left( {{x}_{1}} \right)>y\left( {{x}_{2}} \right)$.
Ví dụ 3: So sánh các số sau:
a) ${{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,25}}$ và ${{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,24}}$;       b) ${{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,12}}$ và ${{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,13}}$;
c) ${{\left( 0,121 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$ và ${{\left( 0,12 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$;   d) ${{\left( 2012 \right)}^{-\dfrac{1}{2,1}}}$ và ${{\left( 2013 \right)}^{-\dfrac{1}{2,1}}}$;
e) ${{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,45 \right)$ và ${{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,44 \right)$;     f) ${{\log }_{\dfrac{9}{{{\pi }^{2}}}}}\left( 1,45 \right)$ và ${{\log }_{\dfrac{9}{{{\pi }^{2}}}}}\left( 1,46 \right)$.
Hướng dẫn giải:
Câu a và câu b là so sánh hai lũy thừa cùng cơ số.
a) Cơ số $\dfrac{3}{\pi }<1$ và $1,25>1,24$, suy ra ${{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,25}}<{{\left( \dfrac{3}{\pi } \right)}^{1,24}}$.
b) Cơ số $\dfrac{\sqrt{5}}{2}>1$ và $-0,12>-0.13$ nên ${{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,12}}>{{\left( \dfrac{\sqrt{5}}{2} \right)}^{-0,13}}$.
Câu c và d là so sánh hai lũy thừa khác cơ số (cùng số mũ).
c) Xét hàm số $y={{x}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$.
Vì số mũ $\alpha =-\dfrac{\pi }{2}<0$ nên hàm số giảm trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$.
Với ${{x}_{1}}=0,121;{{x}_{2}}=0,12$ ta có ${{x}_{1}}>{{x}_{2}}$.
Suy ra $y\left( {{x}_{1}} \right)<y\left( {{x}_{2}} \right)$ (vì hàm số giảm).
$\Rightarrow {{\left( {{x}_{1}} \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}<{{\left( {{x}_{2}} \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}\Rightarrow {{\left( 0,121 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}<{{\left( 0,12 \right)}^{-\dfrac{\pi }{2}}}$.
d) Làm tương tự câu c.
Câu e, f là so sánh hai lôgarit cùng cơ số.
e) Xét hàm số $y={{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}x$.
Cơ số $a=\dfrac{\pi }{2}>1$ nên hàm số tăng trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$.
Với ${{x}_{1}}=1,45;{{x}_{2}}=1,44$ ta có ${{x}_{1}}>{{x}_{2}}$.
Suy ra $y\left( {{x}_{1}} \right)>y\left( {{x}_{2}} \right)$ (vì hàm số tăng).
$\Rightarrow {{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}{{x}_{1}}>{{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}{{x}_{2}}\Rightarrow {{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,45 \right)>{{\log }_{\dfrac{\pi }{2}}}\left( 1,44 \right)$
f) Làm tương tự câu e.

$pageOut

COMMENTS

BLOGGER
Tên

aplet,29,azota,36,cabri 3D,2,CaoThang,1,dấu nhị thức,1,đề HSG,18,đề thi tốt nghiệp,33,đề TS10,14,đường tròn,1,Geogebra,1,GK1-Toan 10,15,GK1-Toan 11,17,GK1-Toan 12,13,GK2-Toán12,18,HaiBaTrung,1,HK1-Toan 10,18,HK1-Toan 11,16,HK1-Toan 12,18,HK2-Toan 12,5,hk2-Toan10,12,Kiem tra,37,Kiem tra GK1 toan 11,3,ktra Toán 10,37,ktra Toán 11,15,ktra Toán 12,37,Lê Bá Bảo,7,lôgarit,1,lũy thừa,1,MTCT,11,NguyenHue,1,Nguyentruongto,1,Ontap,5,ptmp,2,Quốc học,1,thi thử,3,tiếp tuyến,1,tính toán,1,Toán 10,91,Toán 11,39,toán 12,48,Toan 9,5,TS chuyen,1,Video,2,
ltr
item
TOÁN PHỔ THÔNG (CƠ BẢN): Bài tập về lũy thừa, lôgarit (cơ bản)
Bài tập về lũy thừa, lôgarit (cơ bản)
TOÁN PHỔ THÔNG (CƠ BẢN)
https://www.toanphothongmoi.com/2012/11/bai-tap-ve-luy-thua-logarit-co-ban.html?m=0
https://www.toanphothongmoi.com/?m=0
https://www.toanphothongmoi.com/
https://www.toanphothongmoi.com/2012/11/bai-tap-ve-luy-thua-logarit-co-ban.html
true
8101732472680498637
UTF-8
Loaded All Posts Không tìm thầy bài viết nào XEM NHIỀU HƠN Xem đầy đủ Phản hồi Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy